MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH Ở MẮT

  • Hãng sản xuất
  • Bảo hành
  • Giá Liên Hệ
  • Giá khuyến mại Liên Hệ

Đặt mua

Nội dung chi tiết

MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH Ở MẮT

Nhiễm ký sinh trùng ở mắt không phải là bệnh lý phổ biến nhưng lại làm cho bệnh nhân cảm giác rất khó chịu, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, thậm chí là một trong những nguyên nhân có thể gây mù lòa. Bài viết sẽ giúp bạn nhận biết sớm và có cách xử lý tốt nhất nếu chẳng may mắc một số kí sinh trùng hay gặp.

  1. DEMODEX

Demodex là một loại côn trùng chân khớp, sống ký sinh tạm thời ở nang lông hoặc gần nang lông, tuyến bã, đặc biệt là ở trán, má, hai bên mũi, lông mi, trên vảy da.

Tại mắt viêm mi do Demodex thường gặp tỉ lệ khá cao, gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Người bị viêm mi do nhiễm Demodex có thể có các triệu chứng sau:

– Bệnh nhân thấy kích thích khó chịu trong mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác cộm khi chớp mắt, ngứa mi mắt…

– Bờ mi đỏ, gầu hình trụ ở chân lông mi

– Rối loạn lông mi: Rụng lông mi, nang lông mi, lông mi mọc sai vị trí, lông quặm, lông xiêu.

– Rối loạn chức năng tuyến bờ mi (tuyến Meibomius)

Xét nghiệm: Soi tươi tìm thấy kí sinh trùng Demodex

z2859295590973_bd903e4b1297434f794933bab3a299ed                            

                      Hình ảnh ký sinh trùng Demodex

Phòng bệnh viêm bờ mi do Demodex cần:

– Giữ sạch vùng mắt bằng chườm ấm và vệ sinh mi hàng ngày.

– Điều trị các bệnh da như trứng cá đỏ.

– Tránh môi trường khói, bụi.

– Tránh dụi mắt ngay cả khi tay sạch.

– Cần đi khám mắt định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

  1. RẬN MU

Rận mu hay còn gọi là rận lông mu, rận cua, rận bẹn là một loài rận thuộc côn trùng hút máu không có cánh thường sống và sinh sản ở lỗ chân lông vùng sinh dục của con người, ngoài ra còn đẻ trứng ở quanh hậu môn, nách, đùi, bụng và thậm chí ở lông mi và râu. Trứng thường gắn ở chân lông.

Rận mu gây ngứa là các triệu chứng phổ biến nhất, ngứa xảy ra sau 1 – 2 tuần nhiễm bệnh. Ngứa dẫn đến gãi, gãi nhiều gây ra lở loét và nhiễm khuẩn thứ phát.

Tại mắt, viêm mi do nhiễm rận mu, bệnh nhân thường có các triệu chứng:

– Cảm thấy ngứa, sẩn đỏ mắt, ngứa nhiều vào ban đêm do sau khi nghỉ ngơi, ngủ say rận mới cào cấu da, hút máu gây ngứa, khó chịu, mất ngủ.

– Có các vảy màu đỏ sẫm ở mi và lông mi.

– Kèm theo nhiễm trùng thứ phát có thể đưa tới viêm kết mạc mụn rộp và viêm giác mạc.

Xét nghiệm: soi thấy trứng và rận trưởng thành ở một mắt hay cả hai mắt.

z2859299072746_7821cf2e4b84d27ca9900420a26160b4

Hình ảnh Rận mu

Rận mu dễ lây cho những người xung quanh, nhất là người sống cùng một nhà. Do đó, khi có triệu chứng nghi ngờ bị nhiễm rận mu, cần đến các phòng khám chuyên khoa để khám, phát hiện, điều trị kịp thời và được tư vấn cách phòng tránh lây lan. Điều trị rận mu không khó nhưng nếu không điều trị dứt điểm, việc gãi ngứa gây trầy xước da, lở loét có thể dẫn đến bội nhiễm do vi khuẩn.

  1. SÁN NHÁI

Bệnh sán nhái Sparganosis ở mắt là một bệnh đặc biệt gặp ở một số vùng thuộc Đông Nam Á (Việt Nam, Indonexia…), do tập quán dùng thịt ếch đắp vào mắt chữa bệnh. Ở Việt Nam trước đây là một bệnh khá phổ biến, trong những năm gần đây ít gặp hơn.

Bệnh sán nhái ở mắt do ấu trùng của sán (Sparganum) gây ra. Sán trưởng thành dài 6 cm đến 30 cm ở trong thực quản của chó hay mèo. Trứng sán theo phân (chó hay mèo) rơi xuống nước. Trứng nở thành  phôi thai, ốc ăn phôi thai sán. Ếch nhái, hay cá lại ăn ốc. Trong giai đoạn này phôi thai sán phát triển thành ấu trùng, ấu trùng này chui vào thành dạ dày vào các thớ thịt của ếch nhái hay cá.

Người nhiễm ấu trùng sán bởi ba đường chính: uống nước có nhiễm ấu trùng sán; ăn thịt rắn, ếch, nhái…nấu chưa chín; đắp thịt ếch hay thịt rắn lên vết thương hở hoặc các tổn thương khác.

Ở người, ấu trùng sán có thể được tìm thấy ở nhiều cơ quan, tùy vào vị trí ký sinh mà mức độ nguy hiểm gây ra khác nhau. Tại mắt nếu ấu trùng sán vào nội nhãn gây nhiễm độc, không chữa trị kịp thời BN có thể bị mù vĩnh viễn. Ấu trùng sán có thể tồn tại trong cơ thể nhiều năm hoặc thậm chí vài chục năm và có thể gây nguy hiểm cho người bệnh bất kể lúc nào.

Khi ấu trùng sán vào mắt, vài giờ sau ta thấy : ở vùng nhiễm ấu trùng xuất hiện những đợt ngứa đặc biệt. Khi có nhiễm khuẩn thứ phát người bệnh có cảm giác đau rát ở mắt, mi mắt sưng tấy đỏ có thể hình thành một u sán nhái. U hơi mềm, ấn không đau, di động. U thường nằm ở mi trên, xong cũng có khi khu trú ở kết mạc nhãn cầu như một u nang. U sán cũng có thể di động vào  sâu trong hốc mắt, u sán có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát gây viêm mủ ở mi hay ở hốc mắt.

Để phòng bệnh, người dân nên:

– Uống nước đun sôi hay lọc không sử dụng nước kém vệ sinh.

– Không ăn thịt lươn, ếch, rắn… còn sống. Nên nấu chín trước khi ăn

– Không đắp thịt ếch, nhái giã nhỏ. Nên sử dụng sản phẩm đắp mặt an toàn.

– Nếu có triệu chứng bất thường cần đến khám tại những cơ sở chuyên khoa mắt để phát hiện và điều trị kịp thời.

san

Hình ảnh Sán nhái trong mắt người

4. TOXOPLASMA

–  Toxoplasma là một ký sinh trùng có thể gây bệnh ở võng mạc, phổi, gan, não. Bệnh có thể bẩm sinh hay mắc phải.

– Bệnh có thể được truyền qua đường rau thai , càng nặng nếu mắc càng sớm, thể hiện trên lâm sàng ở trẻ sơ sinh hoặc trong những tuần đầu tiên.

Bệnh rất phổ biến ở súc vật ( đặc biệt là những con vật nuôi trong nhà như chó, mèo). Bệnh có thể truyền sang người; có rất nhiều kiểu nhiễm bệnh ( đặc biệt là khi ăn thức ăn chưa nấu chín).

– Toxoplasma bẩm sinh:

Biểu hiện ở mắt: (Trừ những triệu chứng liên quan tới viêm não – màng não): Hiếm trong những hình thái mắc phải, toàn thân thường là biểu hiện khu trú , xảy ra dưới tuổi 30. Thường là những đợt tái phát của những thương tổn bẩm sinh tiềm tàng cũ .

+ Hốc mắt : Lồi mắt do viêm

+ Kết mạc : Viêm kết mạc cấp

+ Đáy mắT: Viêm hắc võng mạc ổ rộng , phù nhiều kèm theo xuất huyết và đục dịch kính khu trú, thường ở hậu cực, một bên và hay tái phát; hay có phản ứng mống mắt – thể mi kèm theo, đôi khi có viêm mạch máu vùng lân cận; hiếm gặp viêm hắc mạc nhiều ổ hoặc toả lan, thường có sẹo bên cạnh ( hình ảnh gợi ý là có Toxoplasma bẩm sinh tái viêm ) hoặc ở cách xa hoặc ở mắt bên kia .

– Toxoplasma mắc phải thường không có triệu chứng.

Có thể biểu hiện viêm hạch (65%) hạch thường lớn, toả lan hoặc khu trú ( đặc biệt ở cổ, nách , sau gốc hàm, bẹn , đôi khi ở trung thất hoặc giả viêm ruột thừa ); viêm não màng não, nhiễm khuẩn cấp kiểu lympho bào; viêm gan cấp, viêm phế quản phổi; phát ban kiểu các mảng dát sần, thoáng qua (giống hồng ban); hoặc các bọng nhỏ và các nốt dưới da, viêm họng, viêm đại tràng, có thể viêm cơ tim.

– Xét nghiệm : Tăng bạch cầu lympho và bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái toan, rất ít khi phân lập được ký sinh trùng từ thuỷ dịch hoặc dưới võng mạc; phản ứng nội bì với Toxoplasma dương tính muộn vào tuần thứ 3, 4.

Điều trị: Thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa Mắt

Điều trị thuốc, có thể quang đông Laser argon xung quanh ổ sẹo.

Để phòng bệnh::

– Giữ vệ sinh cá nhân, ăn chín uống sôi.

– Nếu có triệu chứng bất thường cần đến khám tại những cơ sở chuyên khoa mắt để phát hiện và điều trị kịp thời.