BIẾN CHỨNG TẠI MẮT KHI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

  • Hãng sản xuất
  • Bảo hành
  • Giá Liên Hệ
  • Giá khuyến mại Liên Hệ

Đặt mua

Nội dung chi tiết

BIẾN CHỨNG TẠI MẮT KHI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Bệnh tiểu đường có thể gây nhiều biến chứng, nếu phát hiện muộn, điều trị không kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến tàn phế, hoặc có ảnh hưởng đến tính mạng. Những biến chứng ở mắt của bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở các nước phát triển hiện nay.

Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia Việt Nam, bệnh tiểu đường có chiều hướng gia tăng ở nước ta. Trong vòng 30 năm trở lại đây, bệnh tiểu đường đã tăng lên từ 6-12 lần.

Các biến chứng tại mắt của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm đặc biệt các biến chứng: Bệnh lý võng mạc tiểu đường, glôcôm tân mạch, đục thủy tinh thể, và là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù ở các nước phát triển hiện nay.

Vì vậy vấn đề phổ cập nhận thức, khám kiểm tra, tổ chức quản lý theo dõi về mắt thường xuyên cho cả cuộc đời người bị bệnh tiểu đường là rất cần thiết, để hạn chế biến chứng dẫn đến mù lòa cho những bệnh nhân mắc căn bệnh này.

  1. Biến chứng ở mắt của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường gây rất nhiều biến chứng ở mắt nhưng 2 biến chứng gây mù quan trọng nhất đó là bệnh lý võng mạc tiểu đường và đục thủy tinh thể.

  1. Bệnh lý võng mạc tiểu đường

Tỷ lệ tăng theo thời gian mắc bệnh tiểu đường và quan trọng là tăng đường huyết kinh niên.

Sau khoảng 10-15 năm tiến triển thì 90% loại type I và 60% loại type II có bệnh lý võng mạc. Trong đó 50% dẫn đến mù lòa. Bệnh tiến triển thầm lặng, người bệnh không cảm thấy triệu chứng cơ năng, cho đến khi bệnh lý tiến triển nhanh, gây mù lòa mới phát hiện thì bệnh đã nặng, khó có khả năng hồi phục.

Bệnh lý võng mạc tiểu đường gây hiện tượng phình mạch hay tắc các vi mạch trước võng mạc làm thiếu máu nuôi dưỡng nên tạo ra các vùng hoại tử nhỏ hoặc lan rộng ở võng mạc, nặng hơn thì có xuất huyết, thoái hóa võng mạc, nhất là phù hoàng điểm do đó phát sinh các tân mạch, gây xuất huyết võng mạc, dịch kính, tạo dải tăng sinh co kéo làm bong võng mạc. Đó là biến chứng nặng dẫn đến mù lòa.

  1. Bệnh đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể trên người tiểu đường xuất hiện sớm trước tuổi, thường là ở người trẻ, tiến triển rất nhanh đến đục toàn bộ có khi chỉ trong vài 3 tuần, vài 3 tháng. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị đục thủy tinh thể ở người tiểu đường cao gấp 6 lần ở người bình thường. Nguyên nhân do chất sorbitol và glucose tích tụ trong thủy tinh thể làm tăng tính thẩm thấu, gây nên sự thay đổi thành phần các chất lỏng và cristalline làm thủy tinh thể mất tính trong suốt. Vì vậy trên người tiểu đường thường bị đục cả 2 mắt và tiến triển nhanh không từ từ như hiện tượng lão hóa thường thấy ở người già.

  1. Khả năng điều trị

– Đối với bệnh lý võng mạc tiểu đường trước đây là vấn đề nan giải. Nhưng với phương tiện và tiến bộ kỹ thuật hiện nay, việc bảo vệ phục hồi thị lực cho bệnh này đã có bước tiến bộ đáng kể.

Việc chẩn đoán, phát hiện sớm bằng chụp mạch huỳnh quang và áp dụng laser quang đông đã đưa lại kết quả tốt về điều này có tác giả đã khẳng định “đây là một trong những tiến bộ có ý nghĩa đặc biệt nhất, trong lịch sử y học”.

Điều trị Laser quang đông có chỉ định rộng rãi và điều trị càng sớm hiệu quả càng cao và đặc biệt gần đây, việc sử dụng các chất ức chế yếu tố phát triển nội mô mạch máu (anti VEGF) như: Bevacizumab (Avastin), Ranibizumab (Lucentis) đã thu được kết quả rất khả quan, tạo ra một cuộc cách mạng trong nghiên cứu và điều trị các bệnh có tân mạch ở mắt.

– Còn đối với điều trị đục thủy tinh thể bằng phẫu thuật thì trước kia rất dè dặt vì nhiều biến chứng hậu phẫu, nhưng hiện nay với phương tiện hiện đại, mổ với đường rạch nhỏ, rất an toàn nên có thể tiến hành sớm nhằm:

– Phục hồi thị lực sớm cho bệnh nhân.

– Dễ dàng theo dõi tình trạng bệnh lý võng mạc, dịch kính và hoàng điểm để có chỉ định điều trị kịp thời.

Nhưng quan trọng nhất vẫn là việc kết hợp điều trị toàn thân, kiểm soát lượng đường trong máu và điều chỉnh huyết áp,  nhằm ngăn chặn tổn hại võng mạc và phù hoàng điểm tiến triển. nhất là sự phối hợp của bệnh nhân như: Thực hiện chế độ ăn kiêng, luyện tập và dùng thuốc đúng phác đồ điều trị.

Quản lý bệnh tiểu đường và kiểm soát tốt lượng đường huyết có  vai trò tích cực trong việc  ngăn chặn các biến chứng của nó.