VIÊM KẾT MẠC CẤP

  • Hãng sản xuất
  • Bảo hành
  • Giá Liên Hệ
  • Giá khuyến mại Liên Hệ

Đặt mua

Nội dung chi tiết

VIÊM KẾT MẠC CẤP

1. Viêm kết mạc là gì?

Viêm kết mạc cấp hay còn gọi đau mắt đỏ là tình trạng lớp kết mạc nhãn cầu (màng mỏng trong suốt bao phủ lòng trắng) và kết mạc mi (lớp niêm mạc lót bên trong mi trên và dưới) của mắt bị viêm. Khi đó, các mạch máu tại kết mạc sẽ xuất hiện tình trạng sung huyết dẫn đến kết mạc phù và đỏ. 

2. Nguyên nhân gây viêm kết mạc cấp
Do virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất và là dạng dễ lây lan nhất. Có nhiều loại virus nhưng viêm kết mạc chủ yếu do Adenovirus gây ra (chiếm 90%), ngoài ra còn có Herpes simplex, enterovirus…Phần lớn bị ở cả 2 mắt.
Do vi khuẩn: lậu cầu, Chlamydia trachomatis…, thường lây nhiễm một mắt nhưng có thể xuất hiện ở cả hai.
Do dị ứng: tiền sử dị ứng của người bệnh.
3. Dấu hiệu nhận biết viêm kết mạc cấp tính

Tùy phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm, thường có các triệu chứng sau:

Cộm xốn, ngứa mắt, sưng đỏ mí và kết mạc (đỏ mắt)
Chảy nước mắt nhiều hơn bình thường
Rỉ ghèn: chất dịch màu vàng đặc chảy ra trên lông mi, đặc biệt là sau khi ngủ. Nó có thể làm dính chặt lông mi, khó mở mắt khi thức dậy.
Nhạy cảm hơn với ánh sáng
Hạch bạch huyết sưng (thường do nhiễm virus)
Ở trẻ em, có thể xuất hiện giả mạc (là màng trắng mỏng phủ trên kết mạc mi) làm bệnh lâu  khỏi hoặc có thể gây tổn thương giác mạc.
Một số ít trường hợp có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc, làm ảnh hưởng đến thị lực lâu dài.
4. Điều trị:
Điều trị viêm kết mạc thường tập trung vào giảm triệu chứng. Bác sĩ có

thể khuyên bạn nên sử dụng nước mắt nhân tạo, làm sạch mí mắt bằng nước

muối sinh lý NaCl 0.9%, chườm mát… Và tùy theo nguyên nhân gây bệnh, có

các điều trị cụ thể khác như tra thuốc kháng sinh, chống viêm, chống dị ứng.

Viêm kết mạc do virus có thể tự khỏi, nhưng virus cần thời gian để biến mất – tối đa hai hoặc ba tuần.
Về cơ bản viêm kết mạc cấp tính có thể điều trị được bằng những phương pháp đơn giản. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng và nhanh, viêm kết mạc có thể dẫn tới biếnchứng nguy hiểm ở mắt như gây viêm giác mạc biểu mô hay thậm chí thủng hoại tử giác mạc. Vậy nên khi cảm thấy bản thân có các triệu chứng của viêm kết mạc cấp, người bệnh cần tới các cơ sở chuyên khoa của mắt để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
5. Phòng bệnh

Viêm Viêm kết mạc xảy ra do virus, vi khuẩn nên có khả năng lây lan cao thậm chí bùng phát thành dịch. Con đường lây nhiễm viêm kết mạc chủ yếu là tiếp xúc trực tiếp với ghèn, gỉ mắt của người bệnh hay dịch tiết ở mắt, qua các vật dụng trung gian như khăn mặt, kính, chậu rửa mặt, qua đường nước bọt như nói chuyện gần, ho, hôn… Do vậy, cần cách ly người bệnh đau mắt đỏ và có các biện pháp dự phòng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm như đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn, không dùng chung các vật dụng cá nhân, không dùng tay dụi mắt Nếu thấy có các triệu chứng như đỏ mắt hay ra nhiều gỉ thì bạn nên tới các cơ sở chuyên khoa mắt để kiểm tra.