KIỂM SOÁT CẬN THỊ

  • Hãng sản xuất
  • Bảo hành
  • Giá Liên Hệ
  • Giá khuyến mại Liên Hệ

Đặt mua

Nội dung chi tiết

Cách đo hiệu quả kiểm soát cận thị

  • Hiện nay tỷ lệ cận thị đang gia tăng đáng báo động trên toàn thế giới đặc biệt là khu vực Châu Á. Ở Việt Nam đã có một số phương pháp để hạn chế tốc độ tiến triển cận thị. Mỗi phương pháp đều có những ưu – nhược điểm riêng, tùy vào đặc điểm của từng cá nhân.

Vậy làm thế nào để đo lường hiệu quả kiểm soát cận thị?

Quá trình tiến triển cận thị được xác định bởi 2 thông số: độ khúc xạ và chiều dài trục nhãn cầu.

  • Độ khúc xạ: Là độ kính gọng hoặc kính áp tròng trẻ cần đeo để có thị lực rõ nét. Độ kính càng cao thì tật khúc xạ càng nguy hiểm.

Độ khúc xạ thường được đo vào mỗi lần khám mắt và là thông số rõ ràng, dễ nhận biết nhất của cận thị.

  • Chiều dài trục nhãn cầu là độ dài từ phần trước ra phần sau của mắt, được đo từ mặt trước của giác mạc cho đến phần sau võng mạc. Tất cả những nghiên cứu chất lượng cao về kiểm soát cận thị đều sử dụng thông số chiều dài trục nhãn cầu, vì độ chính xác của nó gấp 10 lần so với độ khúc xạ. Làm chậm quá trình phát triển chiều dài trục nhãn cầu có mối liên hệ chặt chẽ với làm giảm các nguy cơ bệnh lý tại mắt do cận thị.

z4898317660707_3525eee38e28a1e11265eecba3de0714

CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT CẬN THỊ

Các chuyên gia nhãn khoa đã và đang không ngừng nghiên cứu và tìm ra các phương pháp làm chậm lại quá trình tiến triển của cận thị.

  • Tại sao chúng ta cần phải kiểm soát cận thị?

Cận thị và cận thị tiến triển làm gia tăng nguy cơ mắc các biến chứng đe dọa thị lực như glocom, đục thể thủy tinh, bong võng mạc, thoái hóa hoàng điểm cận thị… Ngoài ra cận thị còn ảnh hưởng tới sinh hoạt và sự phát triển của trẻ. Mặc dù không thể đảo ngược được tình trạng cận thị nhưng việc phát hiện và kiểm soát cận thị từ sớm sẽ giúp làm chậm quá trình tiến triển của cận thị. Đồng thời giảm những tác động bất lợi của cận thị tới cuộc sống của trẻ.

✅Các phương pháp kiểm soát cận thị đã được chứng minh hiệu quả và hiện có tại Việt Nam bao gồm:

  • Kính gọng kiểm soát cận thị (kính hai tròng, đa tròng)
  • Kính áp tròng đeo ban đêm (Ortho-K)
  • Kính áp tròng mềm đa tiêu cự
  • Thuốc Atropine
  • Phương pháp phối hợp (sử dụng kết hợp các phương pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát cận thị)

Mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng. Bố mẹ nên đưa con tới khám tại các cơ sở nhãn khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp kiểm soát cận thị phù hợp với tình trạng mắt của  trẻ.

z4898317665171_ee5643071a674e277cb34502587e83a4